[Hướng dẫn] Chi Tiết Cách bài trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà hợp Phong Thủy

[Hướng dẫn] Chi Tiết Cách bài trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà hợp Phong Thủy

Bàn thờ gia tiên có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi gia đình người Việt. Sự bài trí sắp xếp vì thế cần tuân theo nguyên tắc riêng chứ không được tùy tiện. Hướng dẫn về cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy dưới đây của Bàn Thờ Đẹp 360 sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp đúng nhất cho không gian đặc biệt này, đặc biệt khi gia đình vừa mới chuyển nhà, chuyển bàn thờ tới vị trí mới.

XEM THÊM: Mẹo chọn hướng đặt bàn thờ chung cư hay tủ thờ hợp phong thủy

Tùy theo mỗi gia đình mỗi vùng miền mà bàn thờ gia tiên có cách đặt khác nhau. Nhưng đặt bàn thờ gia tiên như thế nào là đúng cách và hợp phong thủy lại thể hiện được sự thành kính với tổ tiên? Vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Khi làm thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên sang nhà mới, bạn cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề để tránh làm mạo phạm người đã khuất và tiếp tục được đấng bề trên phù hộ. Trong đó có hai vấn đề quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải xem xét là: Vị trí đặt bàn thờ và cách sắp xếp bàn thờ gia tiên tại ngôi nhà mới.

Ý NGHĨA CỦA BÀN THỜ GIA TIÊN 

Bàn thờ gia tiên là nơi con cháu thể hiện đạo lễ "Uống nước nhớ nguồn"
Bàn thờ gia tiên là nơi con cháu thể hiện đạo lễ “Uống nước nhớ nguồn”

Từ ngàn xưa, ông bà ta đã xây dựng nên truyền thống thờ cúng tổ tiên. Đó là một phong tục đẹp thể hiện lòng thành kính, “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với bậc ông cha đi trước.
Theo đó, bàn thờ gia tiên được xem như nơi chủ nhà “giao lưu”, trao gửi những lời tâm niệm, những mong ước đối với người đã khuất. Thông thường, bàn thờ là nơi bày biện hương khói, trái cây thơm ngon để tổ tiên về hưởng lộc. Trong những dịp tiệc tùng, lễ Tết, con cháu thường bày mâm cỗ cúng trực tiếp lên bàn thờ để khấn cầu tổ tiên cùng tham dự, đón nhận tấm lòng thành. Chính vì những ý nghĩa đó mà phong thủy đặt bàn thờ gia tiên, việc bày biện lễ vật và thực hiện các nghi lễ cần phải được chú trọng và tiến hành cẩn thận.

Còn với những nhà ở căn hộ chung cư, nhà trệt… thì vẫn có thể gắn bàn thờ gia tiên gắn liền với không gian phòng khách. Nhưng như vậy thì bạn phải giải quyết được việc thoát khói và không để lại những vệt ố vàng trên trần nhà. Ngoài ra, bàn thờ Ông Địa, Thần Tài thì bạn nên đặt ở lối vào chính, ở dưới đất để nghênh tiếp thần tài được trực tiếp hơn.

CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG NHÀ

Nói ngắn gọn thì ban thờ chúng ta thường thờ Thổ Công, thờ Gia Tiên và thờ Bà tổ cô. Nhiều gia đình hiện đang gộp 3 bát nhang thành chung 1 bát hương lớn ở ban giữa gia đình, theo nhiều lời khuyên thì điều này là không nên vì Thổ Công là các vị thần không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Tổ Cô được. Thổ Công là vị thần cai quản đất đai và không cho các vong lạ xâm nhập vào gia đình, tránh bị quấy phá bởi những vong vất vưởng. Nếu bạn vẫn thờ một bát nhang mà gia đình vẫn êm ấm, làm ăn phát đạt thì bạn nên giữ nguyên.

Có hai trường hợp chính buộc bạn phải tìm hiểu cách sắp xếp bàn thờ gia tiên. Đó là khi chuyển bàn thờ tới vị trí khác (trong một ngôi nhà hoặc vừa mới chuyển nhà), hoặc khi bạn lập bàn thờ mới cho ngôi nhà của mình. Dù là trường hợp nào cũng đều phải tuân theo thứ tự và vị trí đặt như sau:

Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên chuẩn theo phong thủy
Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên chuẩn theo phong thủy

1. Khám thờ

Khám thờ thường được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn cầu kỳ. Thường khám thờ sẽ được đặt trong cùng, sát tường. Khám thờ sẽ có cấu tạo thêm phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị, bài vị tổ tiên. Đối với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời thì khám thờ là một phần đặc biệt quan trọng.

XEM THÊM: Chọn chiều cao bàn thờ chung cư như nào là hợp lý!

Tấm Chống Ám Khói

2. Ngai thờ (ỷ thờ)
Là một phần thay thế cho khám thờ. Bởi như đã nói, khám thờ khá cầu kỳ và chỉ thường có trong những gia đình gia phả lớn. Vì thế hiện nay người ta thường thay thế bằng ngai thờ nhỏ gọn, bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ). 

Ngai thờ (ỷ thờ)
Ngai thờ (ỷ thờ)

3. Ảnh thờ 
Hình ảnh của người mất trong gia đình sẽ được đặt theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Theo đó hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái, người phụ nữ phía phải, tuy nhiên đó là xét theo hướng chủ tọa của bàn thờ, tức là từ phía trong nhìn ra.

4. Đèn Thái Cực
Tiếp theo là đèn thái cực thường được đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Quan niệm cho rằng đèn này phải luôn cháy sáng. Chính vì đó mà hiện nay người ta chuộng dùng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo an toàn. Lưu ý nên chọn đèn sáng vừa đủ, nên đỏ hoặc vàng yếu, không nên sáng chói.

5. Bộ đỉnh hương

Thường sẽ có 3 phần, lư đồng ở trung tâm kèm với hai nến đồng hai bên, hoặc thay bằng 2 con hạc. Bộ phận này dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu cảm thấy không cần thiết thì không có cũng không sao.

Bộ đỉnh hương
Bộ đỉnh hương

6. Bình hoa và mâm quả

Nhìn từ ngoài vào, thì bình hoa tươi sẽ cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ, cụ thể như trong hình.

7. Cặp chân nến (hay còn gọi là đèn Lưỡng Nghi)

Dân gian quan niệm, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ. Từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng

8. Bát hương
Một bộ phận quan trọng khi di chuyển bàn thờ gia tiên đó chính là bát hương vì đó là nơi chủ nhà thắp nhang tưởng nhớ người đi trước. Số lượng bát hương ngày xưa thường là số lẻ, phục vụ cho việc thờ cúng các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính để ở giữa bàn thờ.

9. Ba chén nước

Thường đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Ba chén nước này sẽ để ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương.

XEM THÊM: Hướng dẫn chọn hướng đặt bàn thờ thần tài trong nhà chung cư

Nội Thất Phòng Thờ

NHỮNG LƯU Ý VỀ VỊ TRÍ ĐẶT BÀN THỜ GIA TIÊN KHI CHUYỂN NHÀ

Khi đã biết cách bài trí bàn thờ, một trong những việc cực kỳ quan trọng bạn cần phải lưu tâm đó là vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà. Cụ thể:

  • Vì ý nghĩa thiêng liêng của bàn thờ mà bạn không nên kê ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh  hoặc những nơi bẩn. Đồng thời cũng kiêng bàn thờ đặt phía dưới nhà vệ sinh (nếu nhà có nhiều lầu) 
  • Bàn thờ gia tiên nên đặt ở đâu yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào. Có thể xây hẳn phòng thờ riêng, hoặc đặt ở tầng cao nhất trong nhà.
  • Tránh bàn thờ có hướng thẳng với cửa ra vào hoặc cửa sổ, vì theo quan niệm sẽ làm hao khí, hạn chế may mắn của chủ nhà. Nếu nhà quá nhỏ và bàn thờ đã hướng trực tiếp ra lối đi, thì nên che rèm hoặc bình phong để tách biệt không gian thờ cúng. 
  • Không bố trí bàn thờ ở trước phòng ngủ, hoặc nhìn thẳng về phía phòng ngủ vì như vậy mang ý nghĩa bất kính với tổ tiên.
  • Không để gương phản chiếu ở trước bàn thờ.

Hy vọng với các hướng dẫn chi tiết về cách bài trí bàn thờ gia tiên nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng truyền thống của dân tộc ta, từ đó giúp cho bạn có một quá trình chuyển dọn nhà nhanh chóng, suôn sẻ, luôn được thần linh, tổ tiên phù hộ, chứng giám. 

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0985 869 088

Email: banthodep360@gmail.com – Website: www.banthodep360.com

hoặc có thể đến trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ sau:

BÀN THỜ ĐẸP 360
ĐỊA CHỈ: 1197 GIẢI PHÓNG – THỊNH LIỆT – HOÀNG MAI – HÀ NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968575737