Trái với suy nghĩ của nhiều người, vị trí đặt bàn thờ và các vấn đề liên quan không thuộc về Phong Thủy. Tuy nhiên, văn hóa Á Đông lâu đời bao gồm Phong Thủy và các tôn giáo khác bao gồm Đạo giáo và Phật giáo đã trở nên gắn bó, hòa quyện và thật khó để phân tách một cách rõ ràng. Hiện nay, các chuyên gia tư vấn Phong Thủy thường là người được tin tưởng để đưa ra lời khuyên về vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp đồ cúng và những thủ tục ngày lễ Tết.
XEM THÊM: Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 hợp phòng thủy gia chủ
Theo văn hóa người Việt nói riêng, bàn thờ tổ tiên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần và thường được trang trọng đặt ở phòng khách (trừ những gia đình xây phòng thờ riêng biệt). Đối với vị trí đặc biệt này, có những lưu ý nhất định gia chủ phải ghi nhớ để việc thờ cúng không sai phạm, thuận với trời đất, mang lại tài lộc, sức khỏe cho gia đình.
1. Vị trí đặt bàn thờ
Về vị trí đặt bàn thờ, có những nơi tuyệt đối cần tránh bao gồm dưới xà nhà, gầm cầu thang hoặc nhà vệ sinh, đối diện với nhà vệ sinh hoặc nhà bếp bởi luồng uế khí rất mạnh, không tốt cho nơi thờ tự.
Ngoài ra, tường gắn bàn thờ cũng không nên gắn với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh, phía trên đường ống hoặc cống thoát nước.
Theo truyền thống của người Việt, bàn thờ luôn được đặt gian chính giữa và trông thẳng ra cửa chính nhưng đối với nhà phố hiện nay, bàn thờ không nên đặt quá gần cửa chính.
Một trong những chức năng của các vị thần là bảo vệ, che chở những thành viên trong gia đình. Vì vậy, bàn thờ có thể đặt đặt trên hành lang hoặc lối dẫn phòng khách sang các phòng khác để tiết kiệm diện tích và hợp phong thủy.
Bàn Thờ Treo Tường
2. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường
Theo các chuyên gia phong thủy, đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.
3. Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện
Nếu bên phải vị trí đặt bàn thờ có đồ điện sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ, dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.
4. Không khí quanh bàn thờ
Khu vực thờ tự luôn cần đến sự yên tĩnh. Vì vậy, các loại thiết bị âm thanh như loa, đài, TV… hoặc các nhạc cụ như đàn piano, kèn, trống đều không nên đặt gần bàn thờ! Tính nhiệt của bát hương và các đồ thờ cúng cũng kỵ với quạt và máy lạnh.
Để tiết kiệm không gian và muốn trang trí, một số gia đình đặt bể cá dưới bàn thờ. Bố cục này không được khuyến khích vì tính thủy của bể và tính hỏa của bàn thờ vốn khắc nhau, sẽ khiến gia đình lục đục, không thuận hòa, sức khỏe không ổn định, đặc biệt là người nam.
5. Hướng của bàn thờ không được ngược lại với hướng cửa nhà
Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận. Vì vậy, phải đặt lại vị trí bàn thờ để hóa giải.
XEM THÊM: Các bước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết cuối năm để thu hút tài lộc
6. Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang
Nếu xà ngang của trần nhà ở ngay trên bàn thờ, sẽ sản sinh ra sát khí áp lực. Do đó, cần đặt bàn thờ ở nơi khác hoặc bỏ xà ngang.
Ngoài ra, bàn thờ không nên đặt trên tầng thượng có mái tôn, cửa kính hay tường kính.
- Không đặt bàn thờ bên dưới là lỗ thoáng hay cửa sổ.
- Bàn thờ kiêng kị bị dầm nhà đè xuống.
- Không được để vật nhọn xung chiếu vào bàn thờ.
- Không để các linh vật thú dữ trong phòng thờ: Sư tử, hổ, chó, kỳ lân.
- Bàn thờ đại kỵ đặt ở lối đi.
- Bàn thờ đại kỵ dùng gỗ đã dùng rồi.
- Bàn thờ đại kỵ đặt trên nóc tủ.
Bàn thờ Đứng - Tủ Thờ
7. Độ cao của bàn thờ và màu sắc phù hợp
Chiều cao của bàn thờ cần phải cao hơn đầu người để tỏ lòng tôn kính với các vị thần và ông bà tổ tiên trong nhà. Nếu bàn thờ thấp hơn tầm mắt, mỗi khi thắp hương hay cầu khấn, gia chủ đều phải cúi nhìn. Đây là điều kiêng kỵ rất nghiêm trọng trong văn hóa tâm linh Á Đông.
Màu sắc tốt nhất cho bàn thờ là màu gỗ nâu đỏ là lựa chọn lý tưởng nhất bởi màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong khi chất liệu gỗ là đại diện của tự nhiên và sự mộc mạc, lâu đời. Ngoài ra, các gia chủ nên tránh sơn bàn thờ màu đen bởi đây là màu sắc của tang tóc và bất hạnh.
8. Ánh sáng và cách sắp xếp
Trên bàn thờ luôn cần duy trì đủ ánh sáng để gia chủ dễ dàng quan sát, đồng thời, tạo không khí tôn nghiêm và trang trọng cho nơi thờ tự. Ánh sáng vàng là lựa chọn phù hợp với hầu hết các phòng khách hiện nay. Ngoài ra, các gia chủ nên tránh lạm dụng các loại dây đèn nhấp nháy trang trí ngày lễ Tết hay đèn ánh đỏ quá tối, tạo cảm giác nặng nề.
Trên bàn thờ, gia chủ chỉ nên giới hạn các vị thần và ông bà tổ tiên. Quá nhiều đấng bề trên chẳng những khiến ban ngôi lộn xộn mà còn thiếu tôn trọng với mỗi người.
Ngoài ra, các thần Phật luôn ở ngôi cao hơn ông bà tổ tiên. Vì vậy, hãy đặt tượng hoặc ảnh Phật cao hơn so với ảnh người thân đã khuất.
9. Chăm sóc bàn thờ cẩn thận và đều đặn
Một trong những điều quan trọng là luôn phải giữ bàn thờ sạch sẽ, không phủ bụi hàng ngày thay vì chờ đến ngày Sóc vọng mới chăm sóc, lau chùi. Ở một vị trí như phòng khách, nhiều người thường tiện tay đặt những vật dụng cá nhân lên bàn thờ hoặc trong ngăn kéo tủ thờ. Đây là hành vi tuyệt đối nên tránh.
Việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành nét đẹp của người Việt và đặc biệt để thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân, bên cạnh vị trí đặt bàn thờ, chất liệu làm bàn thờ cũng rất được người xây nhà quan tâm. Người Việt thường chọn làm những bàn thờ đẹp từ các chất liệu gỗ quý, bền chắc để sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên theo các chuyên gia, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần chú trọng đến các loại gỗ.
- Nên: Để làm bàn thờ người Việt hay chọn các loại gỗ như gỗ mít, vàng tâm, thị hay gỗ dổi, trong đó phổ biến nhất vẫn là gỗ mít, vàng tâm. Theo lời kể của những người đi trước thì sở dĩ các loại gỗ nói trên thường được chọn làm bàn thờ là do gỗ mít dễ tìm và phổ biến ở hầu như các vùng miền nông thôn của nước ta. Ngoài ra, gỗ mít lại dễ chạm khắc, nhẹ, dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt. Bên cạnh đó, gỗ mít và gỗ vàng tâm đều có mùi thơm như mùi hương trầm nên được lựa chọn hàng đầu cho việc làm bàn thờ.
- Không nên: Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần lưu ý sử dụng gỗ sạch nguyên tấm và đặc biệt tránh ghép 2 mảnh làm một.
XEM THÊM:Các kích cỡ bàn thờ treo tường chuẩn phong thủy theo thước Lỗ Ban
Vị trí đặt bàn thờ, tủ thờ chuẩn phong thủy người việt
Từ tâm thức đến cách thức bài trí nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn đặt nơi thờ cúng tại vị trí trang trọng nhất.Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh.
Trong phong thủy, bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ… Đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy.
Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng – tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Bàn Thờ Hiện Đại!
Top các mẫu bàn thờ bán chạy hiện nay!
Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.
Đối với bàn thờ thần tài và ông địa, nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng), đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì làm như như vậy sẽ “nghinh tiếp thần tài” được trực tiếp hơn.
Bàn thờ Thiên hầu như để lộ thiên hoàn toàn, có thể đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái. Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 0985 869 088
Email: banthodep360@gmail.com – Website: www.banthodep360.com
hoặc có thể đến trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ sau:
BÀN THỜ ĐẸP 360
ĐỊA CHỈ: 1197 GIẢI PHÓNG – THỊNH LIỆT – HOÀNG MAI – HÀ NỘI