Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì và Thời gian cúng ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì và Thời gian cúng ông Táo

Mâm cỗ ông Công ông Táo không cần phải cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Vậy mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần những gì và thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào.

XEM THÊM:Top các mẫu bàn thờ đẹp tại Tiền Giang đang dạng mẫu mã 2021

Ý nghĩa phong tục cúng ông Công ông Táo

Quan niệm dân gian cho rằng ông Công, ông Táo vốn được ông Trời phái xuống theo dõi và ghi chép các việc thiện – ác của loài người. Và bởi vậy, các vị Táo quân lên chầu vào ngày 23 là nhằm báo cáo lại việc làm của con người trong suốt năm đó để Thiên đình định công tội, thưởng phạt. 

Cúng ông Công ông Táo ngày nào?
Cúng ông Công ông Táo ngày nào?

Như vậy ông Công, ông Táo chính là các vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình (dựa trên đạo lý, lối sống của con người). Với mong muốn được Thần Bếp phù hộ mà người ta làm lễ đưa Táo Quân lên chầu hết sức long trọng

Bàn Thờ Treo Tường

Nguồn gốc và sự tích của Lễ cúng Ông Táo được lưu truyền qua nhiều dạng câu chuyện khác nhau. Theo truyền thống dân gian, Táo Quân bao gồm Táo bà và hai Táo ông, là vị thần quản lý phúc đức của gia đình.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông Công Ông Táo cưỡi cá chép lên trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những việc tốt lẫn xấu trong thế giới đất. Dựa trên những báo cáo đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng hoặc phạt cho từng gia đình.

Lễ cúng Táo Quân được tiến hành trọng thể trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Điều này xuất phát từ tín ngưỡng dân gian rằng các thần sẽ tập trung để chuẩn bị trở về trời vào thời gian này.

Vào năm 2023, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào thứ sáu (17/1), nhiều người vẫn phải đi làm nên không thể cúng vào giờ trưa. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu lễ cúng từ ngày 21 và kết thúc trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Lễ cúng Ông Táo và cách thực hiện nó. Dù bận rộn đến đâu, bạn nên dành thời gian để cúng Táo và đón nhận sự bình an và may mắn vào năm mới.

Ý nghĩa ngày đưa ông Táo 23/12, phong tục khác thế nào
Ý nghĩa ngày đưa ông Táo 23/12, phong tục khác thế nào

Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì

1. Lễ vật

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

– Tiền vàng.

– 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.

Những bộ lễ vật này thường bày bán tại các chợ rất nhiều bạn chỉ cần đến và bảo bán cho bạn bộ cúng ông Táo là đã có tất cả. Ngoài ra thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

XEM THÊM: Bàn thờ tại Thừa Thiên Huế – Bàn Thờ Chung Cư, bàn thờ đứng Giá Tốt nhất

Bàn thờ Đứng - Tủ Thờ

2. Mâm cỗ

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Tại mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:

– Thịt heo luộc.

– Gà luộc hoặc quay.

– Đĩa rau xào.

– Hành muối.

– Xôi gấc

– Giò heo

– Canh mọc.

– Cá chép nướng

– Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo

3. Thời gian cúng ông Táo

Theo các chuyên gia phong thủy, để đảm bảo hiệu quả lễ cúng ông Táo, nên thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Tùy theo tình hình và điều kiện của mỗi gia đình, lễ cúng có thể được tổ chức vào trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái, bạn nên đợi cho hương khói tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa trước khi tiến hành lễ tạ và hóa vàng mã. Cuối cùng, bạn nên thả cá chép vào các ao, hồ, sông hoặc suối để chở ông Táo lên chầu trời.

Tiễn ông Táo về trời là một nghi lễ truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây là thời điểm quan trọng để mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề trong năm qua và cầu nguyện cho Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân để một năm mới tràn đầy thuận lợi. Bạn cần chú ý đến các vật phẩm cúng trong ngày tiễn ông Táo để thể hiện sự tôn trọng và thành ý của mình.

Bàn Thờ Hiện Đại!

XEM THÊM: Bàn thờ đẹp tại Thanh Hóa Mẫu mã đa dạng hiện đại giá tốt!

Cúng tiễn Táo Quân vào giờ nào?

Lễ cúng ông Táo thường được tổ chức trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Theo tín ngưỡng dân gian, sau giờ này, ông Táo đã lên chầu trời và sẽ không nhận được bất kỳ đồ cúng nào. Vì vậy, thời gian tổ chức lễ có thể kéo dài từ trưa ngày 22 tháng Chạp cho đến trưa ngày 23 tháng Chạp.

Khi khấn, thường không cầu xin phú quý hay đầy đủ tiện nghi, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt lành cho gia đình và tránh các điều không tốt.

Lễ cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống tâm linh và văn hóa đẹp của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần tăng thêm không khí ngày Tết ở Việt Nam.

#Ngày ông công ông táo
#Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
#Cách cúng ông Táo ngày thường
#Ngày ông Công ông Táo
#Cúng ngày ông Táo về trời
#Phong tục ông Công ông Táo
#Rước ông Táo về nhà ngày nào
#Ngày Ông công Ông Táo 2021
#Tháng Chạp là tháng mấy

 

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0985 869 088

Email: banthodep360@gmail.com – Website: www.banthodep360.com

hoặc có thể đến trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ sau:

BÀN THỜ ĐẸP 360
ĐỊA CHỈ: 1197 GIẢI PHÓNG – THỊNH LIỆT – HOÀNG MAI – HÀ NỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *